KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP TIẾNG ĐỨC
Bạn có thắc mắc về những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Đức A1 mình sắp học tương ứng với từng trình độ? Bạn muốn biết thêm về phần mềm hay những cuốn sách giúp học tiếng Đức hiệu quả? Hãy để Trường Tiếng Đức PANDA làm rõ hơn cho bạn dưới bài viết sau.
Ngữ pháp là một phần quan trọng trong mỗi ngôn ngữ. Có lẽ đây cũng là một phần khó tiếp thu khi học tiếng Đức. Bởi vậy, mình muốn giúp bạn khái quát lại về lộ trình học cũng như một vài cuốn sách học tiếng Đức mà mình đã thu thập được. Hãy cùng mình bắt đầu nào.
I. Cơ bản về ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1
Đây là trình độ cơ bản nhất trong tiếng Đức, nên nội dung ngữ pháp cũng đơn giản nhất. Trong trình độ tiếng Đức A1 này bạn sẽ được học:
- Chia động từ cơ bản ở thì hiện tại trong tiếng Đức
- Động từ tách và không tách. Mỗi tiếp tố lại mang đến một ý nghĩa mới cho động từ. Có lúc chúng sẽ tách riêng và đứng cuối câu, khi thì nó phải ghép liền với động từ.
- Miêu tả về thời gian trong tiếng Đức. Trong tiếng Đức, có hai dạng thời gian là: chính thống và không chính thống
- Chia động từ trong thì quá khứ Perfekt và Präteritum. Đây là hai quá khứ trong tiếng Đức. Tuy nhiên sự khác nhau của chúng nằm ở cách sử dụng: văn nói , thư từ mang tính thân mật ( Perfekt ), văn viết, thư từ mang tính chính thống, bản tin thời sự, câu chuyện cổ tích. Sự khác biệt còn nằm ở cách hình thành cấu trúc: Trợ từ haben/sein + Partizip II ( Phân từ II) với thì Perfekt. Còn thì Präteritum ta sẽ chia trực tiếp trên động từ để hình thành thì này.
- Đặt câu hỏi trong tiếng Đức. Trong tiếng Đức có hai dạng câu hỏi: Câu hỏi mang tính quyết định ( Ja/Nein Fragen), câu hỏi có từ để hỏi ( W – Fragen)
- Làm sao để phủ định một cái gì đó? Sẽ có hai mạo từ phủ định kein/nicht. Các bạn sẽ sử dụng chúng tùy thuộc vào mục đích nói.
- Đặt câu mệnh lệnh ra sao cho phù hợp? Có 3 dạng tương ứng: Sie – Form , Ihr Form và Du – Form. Mỗi một dạng câu sẽ có cách hình thành động từ và những lưu ý riêng.
- Làm quen 3 trong 4 cách của tiếng Đức ( Nominativ, Dativ, Akkusativ ). Mỗi cách có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Đây là nền tảng quan trọng để bạn học những kiến thức cao hơn sau này.
- Sở hữu của danh từ trong tiếng Đức. Ở trình độ bắt đầu, bạn được làm quen với đại từ sở hữu ở cách 1 và cách 4. Lưu ý, đuôi của mạo từ sở hữu cũng được chia dựa vào cách của danh từ.
- Chia đuôi tính từ tùy thuộc vào các cách. Đây là kiến thức mà mình thấy khá hách não, nhưng đồng thời cũng rất thú vị.
- Động từ khuyết thiếu trong tiếng Đức là gì? Làm thế nào để sử dụng cho đúng?
- Đại từ nhân xưng ở cách 1 và cách 4. Ngoài chức năng dùng để xưng hô, đại từ nhân xưng còn được dùng để thay thế cho những từ đã được nhắc đến trước đó Việc này nhằm tránh hiện tượng lặp từ trong câu. Đại từ nhân xưng cũng biến đổi tương ứng tùy thuộc vào cách.
II. Ngữ pháp tiếng Đức trình độ A2
Ở trình độ này thì kiến thức ngữ pháp sẽ được nâng cao hơn một chút. Nội dung chính của trình độ này là:
- Câu hỏi gián tiếp với mục đích trần thuật lại nội dung đã hỏi. Tương ứng với 2 dạng câu hỏi trực tiếp, ta có thể hình thành hai dạng câu hỏi gián tiếp bắt đầu với ob ( Ja/Nein Fragen) hoặc từ hỏi W- ( W Fragen)
- Những mẫu câu nói về nguyên nhân: weil/ denn . Tuy cùng là câu chỉ nguyên nhân, nhưng theo sau denn là mệnh đề chính ( Hauptsatz), weil là một mệnh đề phụ ( Nebensatz)
- Cách so sánh hơn và hơn nhất. Các tính từ sẽ được biến hóa theo quy tắc để miêu tả sự hơn kém hoặc hơn nhất
- Câu miêu tả mục đích với um …. zu và damit. Cùng là liên từ để miêu tả mục đích, tuy nhiên, um …. zu được dùng khi hai câu có cùng chủ ngữ. Damit thì ngược lại, hai câu sẽ có chủ ngữ khác nhau.
- Thể bị động trong tiếng Đức. Đây là ngữ pháp nhấn mạnh vào hành động chứ không phải đối tượng chủ thể của hành động. Có hai dạng bị động Zustands- và Vorgangspassiv. Ở trình độ A2, ta sẽ tập trung chủ yếu vào Vorgangspassiv.
- Cách cuối cùng trong tiếng Đức Genitiv. Đây là cách được dùng nói về sự sở hữu.
- Động từ phản thân trong tiếng Đức
- Câu ghép trong tiếng Đức. Nội dung ngữ pháp giúp câu ngắn gọn hơn. Tùy thuộc vào câu đơn mà ta lựa chọn đại từ quan hệ và xây dựng câu cho phù hợp.
- Liên từ als và wenn. Cùng là liên từ chỉ thời gian trong quá khứ, nhưng als diễn tả hành động chỉ xảy ra một lần, trong khi wenn nói về hành động lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, wenn nói về hành động trong tương lai cũng như nêu ra những điều kiện.
- Động từ khuyết thiếu ở thì Präteritum.
- Đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu ở cách 3.
III. Tiếng Đức trình độ B1: Cơ bản về ngữ pháp
Đến với trình độ B1 các bạn sẽ được ôn tập lại khá nhiều kiến thức đã thu thập được từ 2 trình độ trước: Động từ ở Präteritum, Câu bị động, Các dạng câu ghép …. Tuy nhiên, đến với trình độ B1, các bạn được học được cách xây dựng câu ngắn hơn, nội dung cũng dần trở nên phức tạp hơn. Cụ thể như sau:
- Các liên từ chỉ sự đối lập: Obwohl, trotzdem
- Liên từ đôi: entweder …. oder, weder … noch, nicht nur …. sondern auch, zwar …. aber , je …. desto . Những liên từ trên giúp bạn hình thành những mẫu ghép phức hợp, làm cho bài viết hoặc câu nói được trở nên mạch lạc và chuyên nghiệp hơn.
- Cấu trúc câu động từ nguyên thể đi với zu. Mẫu câu này làm rõ ý nghĩa hơn cho động từ chính trong câu. Mẫu câu này chỉ đi với một số cấu trúc câu hoặc động từ nhất định.
- Genitiv và câu ghép ở cách 2.
- Giới từ wegen với mục đích chỉ nguyên nhân.
- Thì tương lai I với nội dung chỉ những dự định, kế hoạch, hay những dự đoán, những lời hứa.
- Thể giả định II ( Konjunktiv II ). Đây là một kiến thức ngữ pháp rất quan trọng và được áp dụng rất nhiều để đi thi. Nội dung chính của kiến thức ngữ pháp: Đưa ra điều ước, yêu cầu lịch sự, những điều không thực, dự đoán hay gợi ý.
- Phân từ I ( Partizip I ) là những tính từ được hình thành từ động từ diễn tả hành động chủ động.
- Thì quá khứ hoàn thành ( Plusquamperfekt) diễn tả hành động đã xảy ra trước hành động khác trong quá khứ. Về cơ bản nó được hình thành giống với thì Perfekt: trợ từ haben/sein + PII ( phân từ II), chỉ có điều trợ từ ở thì Präteritum mà thôi.
- Động từ lassen được sử dụng như động từ độc lập hoặc một động từ khuyết thiếu ( Modalverb). Với mỗi một vai trò nó lại có một ý nghĩa và cách hình thành thì quá khứ khác nhau.
Trên đây là bản tóm lược về nội dung của kiến thức ngữ pháp từ A1 đến B1. Tất nhiên, học phải đi đôi với hành để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm một khóa học bài bản về tiếng Đức tại Hải Phòng, thì Trường Tiếng Đức PANDA sẽ là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.
Học tiếng đức ở đâu ? tại Hải Phòng hãy lựa chọn Trường tiếng Đức PANDA nhé !
__________________________
TỔ CHỨC GIÁO DỤC PANDA
- Du học PANDA Head: 239C Lạch Tray, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Trường tiếng Đức PANDA: 319 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Du học PANDA - HCM: 114 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1,Tp. HCM
- Chi nhánh và đại diện tuyển sinh tại: Hà Nội - Quảng Ninh - Đà Nẵng - Quy Nhơn
- Hotline: 02253.250.029 & 0981.250.029 & 0919.219.989
Bình luận