Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong thời buổi khó khăn
Sau cuộc khủng hoảng những năm 2008 – 2009, nền kinh tế Canada đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Không chỉ trở thành một trong 10 quốc gia đứng đầu trong công nghiệp sản xuất mà còn là trở thành cường quốc kỹ thuật tiên tiến. Nền công nghiệp dịch vụ chiếm 3/4 dân số làm việc trong lĩnh vực này.Với nền kinh tế tri thức cùng sự đa dạng về ngành nghề, nền kinh tế Canada không ngừng phát triển nhờ ứng dụng kỹ thuật cao, không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như trước đây.
Dân số già và nổi lo phát triển kinh tế
Năm 2014, dân số Canada vào khoảng 35 triệu người. Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang trải qua biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn, với nhiều người nghỉ hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao động hơn.
Nỗi lo thứ nhất: Nhu cầu lao động – Cung cầu lệch nhau
Người dân Canada chỉ cung ứng được tối đa 70% nhu cầu trong tổng số 6.5 triệu lao động mà nước này cần tính đến 2020. Do đó, chính phủ Canada đang đưa ra hàng loạt chính sách hấp dẫn để thu hút du học sinh quốc tế ở lại làm việc tại đây.
Nỗi lo thứ hai: Dân số già – Gánh nặng nền kinh tế
Canada được xem như quốc gia có Hệ thống chăm sóc Y tế cộng đồng tốt nhất trên thế giới, với nhiều dịch vụ Y tế được cung cấp miễn phí cho người dân.Y tế tốt, dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân Canada không ngừng tăng cao. Năm 2013, tuổi thọ bình quân của người Canada là 81.Gánh nặng chăm sóc y tế cho người cao tuổi ngày càng đè nặng lên nền kinh tế Canada. Do đó chính phủ Canada phải luôn giữ vững tốc độ phát triển kinh tế của mình, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Mật độ dân số:
Dân số Canada năm 2014 vào khoảng 35 triệu dân với tổng diện tích 9,984,670 km2 (Lớn thứ 2 thế giới).Canada có mật độ dân số là 3,3 km/người. Canada lớn hơn Hoa Kỳ nhưng dân số chỉ bằng 1/9 của Hoa Kỳ. Cũng chính điều này mà Canada đang thu hút mạnh mẽ sinh viên quốc tế để bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động của mình.
Canadalà quốc gia có tỉ lệ phát triển nhập cư nhanh nhất
Mùa hè vừa qua, chính phủ đã công bố một báo cáo cho thấy sinh viên quốc tế đóng góp hơn 8 tỷ đô Canada cho nền kinh tế trong năm 2010, tăng lên so với 6,5 tỷ đô năm 2008.Báo cáo cũng chỉ ra trong năm 2010 có 218,000 sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian tại Canada, tăng lên so với 178.000 sinh viên vào 2008 và tăng gấp đôi so với năm 1999.
Nhìn chung, tổng số tiền chi tiêu 8 tỷ đô Canada của sinh viên quốc tế đóng góp tương đương 4,9 tỷ đô GDP, mang đến 86.570 việc làm và 455 triệu đô tiền thuế cho chính phủ.Sinh viên quốc tế hiện nay có giá trị hơn cả ngành xuất khẩu aluminium thô hoặc các sản phẩm ngoài không gian của Canada. Theo Thủ tướng Kenney, chương trình Canada Experience Class cho thấy Canada là quốc gia có tỉ lệ phát triển nhập cư nhanh nhất.
(Bài dịch theo “Canadian policy makes it easier for international students to immigrate”, ICEF Monitor, 28/09/2012, ).
Tỉ lệ tội phạm thấp
Canadalà đất nước có chế độ an sinh xã hội tốt nhất thế giới với các dịch vụ: giáo dục, hưu trí, phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp, dịch vụ y tế, công trình công cộng phục vụ người dân.
Là đất nước của người nhập cư cùng chung sống trong hòa bình, ổn định và tôn trọng lẫn nhau. Trong vòng 20 năm qua chưa hề có một cuộc khủng bố nào xảy ra trên đất nước Canada. Tất cả các âm mưu khủng bố đều bị ngăn chặn.Trong vòng hơn 150 năm qua không hề có cuộc chiến tranh nào xảy ra trên đất nước Canada.
Là đất nước văn minh và đặc biệt an toàn
Tỷ lệ tội phạm tại Canada liên tục giảm đều đặn kể từ thập niên 90; Các loại vũ khí được quản lý rất nghiêm ngặt và thường không được phép sử dụng; Người dân Canada phải đủ 18 hoặc 19 tuổi mới được phép dùng bia rượu; Tại một số tỉnh bang còn cấm bán rượu ngày chủ nhật, sau 23h và trong ngày bầu cử; Chỉ được phép dùng rượu bia ở những nơi quy định như nhà riêng, quán rượu, trong quán cơm có giấy phép…; Uống rượu ở nơi công cộng như công viên, đường phố, nơi mua sắm, hoặc trong xe hơi cho dù xe đang đậu xe đều bị cấm.
Sinh viên nên chọn Canada để khởi đầu con đường học tập và định cư của mình:
Luật Canada cấp phép (Post Graduate Work Permit - PGWP) cho sinh viên ở lại lên đến 3 năm sau khi tốt nghiệp.
Kể từ ngày 01/06/2014, các du học sinh quốc tế có thể làm việc hợp pháp chọ mọi công ty ở Canada mà không có bất cứ ràng buộc nào. Thời gian sinh viên được ở lại tùy thuộc vào thời gian học tối thiểu là thời gian học và tối đa là 3 năm.
Khả năng xin Permanent Resident (PR) để định cư lại Canada dễ dàng cho mọi đối tượng
Canadađang mở rộng chính sách cấp PR cho đối tượng là các du học sinh quốc tế. Điển hình như ở tỉnh bang Ontario, nơi tập trung chủ yếu của các trường đại học và cao đẳng. Ontario cho phép các du học sinh xin được PR trong khi chuẩn bị tốt nghiệp, không cần phải có việc làm. Một số tỉnh bang khác sẽ yêu cầu có job offer hoặc kinh nghiệm làm việc từ 6-12 tháng. Ngoài ra, Canada cũng cho phép người dân có 2 quốc tịch.
Chương trình mới Express Entry cho phép sinh viên xin PR trong khoảng 6 tháng hoặc ít hơn mà không cần phải có công việc toàn thời gian (Job offer).
Ngoài chương trình Experience class, có một cách khác để sinh viên quốc tế có thể dễ dàng xin PR một cách nhanh nhất mà không cần có Job offer. Từ tháng 1/2015, Bộ quốc tịch và di trú Canada mở một hê thống điện tử được gọi là Express Entry. Với hệ thống này, tất cả các sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc chuẩn bị tốt nghiệp sẽ upload hồ sơ của họ lên bất kỳ lúc nào. Chính phủ sẽ dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, khả năng về ngôn ngữ, kết quả học tập và những kỹ năng khác để đánh giá. Đặc biệt, với chương trình này họ không giới hạn số lượng người ứng cử và được đánh giá sau mỗi khóa học hàng năm. Bất kỳ ai được chấp nhận sẽ được mời để nộp đơn xin PR trong vòng 60 ngày.
Bình luận