Giới thiệu tổng quan Du học Newzealand

Giới thiệu tổng quan Du học Newzealand
New Zealand là đất nước phát triển nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, kề sát Australia, gồm 2 đảo lớn là đảo Bắc- đảo Nam và nhiều đảo nhỏ khác. Diện tích gần bằng Việt Nam với dân số chỉ khoảng trên 4 triệu người (năm 2006). Nền kinh tế của New Zealand là nền kinh tế thị trường, chủ yếu dựa vào trao đổi thương mại, xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp) tuy nhiên khu vực dịch vụ và giáo dục cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của New Zealand (khoảng 67.6%), đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. New Zealand là một quốc gia quân chủ lập hiến dân chủ đại nghị, song hiến pháp đảo quốc là bất thành văn. Elizabeth IIIà Nữ vương của New Zealand và là nguyên thủ quốc gia. Đại diện cho Nữ vương là Toàn quyền, bà bổ nhiệm toàn quyền theo khuyến nghị của Thủ tướng. Toàn quyền có thể thi hành các quyền lực đặc quyền của quân chủ, như tái xét các vụ tố tụng bất công và tiến hành bộ nhiệm các bộ trưởng, đại sứ và các công chức quan trọng khác, và trong những tình huống hiếm hoi là quyền dự bị (như quyền giải tán Nghị viện hay từ chối ngự chuẩn một đạo luật thành luật). Quyền lực của Nữ vương và Toàn quyền bị hạn chế theo những ràng buộc hiến pháp và họ không thể thi hành một cách thông thường khi không có khuyến nghị của Nội các. New Zealand có một kinh tế thị trường phát triển hiện đại và thịnh vượng. Đơn vị tiền tệ là dollar New Zealand, được gọi phi chính thức là "dollar Kiwi"; nó cũng được lưu thông tại quần đảo Cook, Niue, Tokelau, và quần đảo Pitcairn. New Zealand xếp hạng 6 theo Chỉ số phát triển con người 2013, xếp thứ tư theo Chỉ số tự do kinh tế 2012 của Quỹ Di sản, và xếp thứ 13 theo Chỉ số sáng tạo toàn cầu 2012 của INSEAD rong lịch sử, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên đóng góp quan trọng cho kinh tế New Zealand, tùy từng thời điểm khác nhau mà tập trung vào đánh bắt hải cẩu, đánh bắt cá voi, lanh, vàng, gôm kauri, và gỗ bản địa. Cùng với sự phát triển của tàu đông lạnh trong thập niên 1880, các sản phẩm thịt và bơ sữa được xuất khẩu đến Anh Quốc, ngành này đặt cơ sở cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại New Zealand. Nhu cầu cao về nông sản từ Anh Quốc và Hoa Kỳ giúp người New Zealand đạt được tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn cả Úc và Tây Âu trong các thập niên 1950 và 1960. Năm 1973, thị trường xuất khẩu của New Zealand suy giảm khi Anh Quốc gia nhập Cộng đồng châu Âu và các yếu tố phức hợp khác như khủng hoảng dầu mỏ 1973 và khủng hoảng năng lượng 1979 dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Tiêu chuẩn sinh hoạt tại New Zealand xuống thấp hơn tại Úc và Tây Âu, và đến năm 1982 thì New Zealand có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong toàn bộ các quốc gia phát triển theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 1984, các chính phủ nối tiếp nhau tiến hành tái cấu trúc kinh tế vĩ mô với quy mô lớn, chuyển biến nhanh chóng New Zealand từ một kinh tế bảo hộ cao độ sang một kinh tế mậu dịch tự do. New Zealand phụ thuộc cao độ vào mậu dịch quốc tế, đặc biệt là nông sản. Xuất khẩu chiếm đến 24% sản xuất, khiến New Zealand dễ bị thiệt hại do giá hàng hóa quốc tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngành xuất khẩu chính của đảo quốc là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, và khai mỏ, chúng chiếm khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu. Các đối tác xuất khẩu chính của New Zealand là Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, và Anh Quốc. Dịch vụ là lĩnh vực lớn nhất trong kinh tế New Zealand, tiếp theo là chế tạo và xây dựng, rồi đến trang trại và khai thác nguyên liệu thô. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế New Zealand, đóng góp 15,0 tỷ $ cho tổng GDP quốc gia và đóng góp 9,6% tổng lực lượng lao động trong năm 2010.

Bình luận