Giới thiệu tổng quan Du học Thụy Sỹ

Giới thiệu tổng quan Du học Thụy Sỹ
Thụy Sỹ là một quốc gia xinh đẹp có môi trường sống tuyệt vời, cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp xứng đáng với mỹ danh "thiên đường của Châu Âu". Ngoài việc được biết đến với ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ giá trị tỷ dollar, đất nước này nổi tiếng với hệ thống các trường quản lý du lịch và khách sạn hàng đầu thế giới. Tên nước: Liên bang Thụy Sỹ (The Confederation of Switzerland); Ngoài ra còn có tên khác là "Confoederatio Helvetica", viết tắt là CH, thủ phủ của Thụy Sỹ là Bern (Bơn), thành phố lớn nhất: Zurich. Ngày Quốc khánh 01 tháng 8 (năm 1921). Thụy Sỹ nằm ở Trung Âu ; Phía Bắc giáp Đức, Nam giáp Ý, Tây giáp Pháp, Đông giáp Áo và Lichtenstein, có diện tích 41,285 km2. Diện tích sản xuất - diện tích không có hồ, sông, hoặc thực vật - chiếm 30,753 km2. Kéo dài qua phía bắc và nam của Alps ở Tây và Trung Âu, Thụy Sỹ trải dài qua những cảnh quan và khí hậu đa dạng trên một diện tích hạn chế với 41.285 kilômét vuông. Khoảng cách từ bắc tới nam là 220 km và từ đông sang tây là 350 km. Dân số của Thụy Sỹ khoảng 7,9 triệu, với mật độ trung bình khoảng 190 người/km². Phân nửa vùng lãnh thổ đồi núi phía nam của quốc gia này có ít dân cư hơn nửa phía bắc. Trong bang lớn nhất Graubunden, nằm toàn bộ trong Alps, có mật độ dân số chỉ có 27 người/km². Diện tích: 41.290 km2 (trong đó hơn 60% diện tích lãnh thổ là đồi núi, 30% là cao nguyên, vì thế Thụy Sỹ cũng nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên hùng vĩ và đa dạng). Khu vực đông dân cư phía bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm. Nó bao gồm các dạng địa hình đồi, gồm một phần rừng, một phần đồng cỏ, thường có các đàn gia súc chăn thả, hoặc trồng rau và các cánh đồng trái cây, nhưng nó vẫn là đồi núi. Hồ lớn nhất là Hồ Geneva (cũng được gọi là Lac Léman trong tiếng Pháp) tọa lạc ở miền tây Thụy Sỹ. Sông Rhone là nguồn nước ra và vào hồ Geneva. Nhìn chung, khí hậu Thụy Sỹ chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa ôn đới với lượng mưa dồi dào, thời tiết ôn hòa, không quá nóng hoặc quá lạnh và độ ẩm trung bình. Điều kiện khí hậu tại đây có sự thay đổi giữa các bang và thời tiết cũng thường thay đổi đột ngột từ nắng đến mưa, điều này cũng làm nên sự đa dạng của đất nước Thụy Sỹ. Tại Thụy Sỹ, dãy Alps như một tấm lá chắn giữa hai miền Bắc – Nam, tạo sự khác biệt rõ rệt về thời tiết, khí hậu 2 miền và dễ nhận thấy mùa đông ở miền Nam dịu hơn ở miền Bắc. Thêm vào đó, lượng mưa cũng rất khác biệt.
  • Vùng phía Bắc và Đông (Basel, Luzern, St Gallen, Zurich) Khí hậu ở miền Bắc khá ôn hòa, dễ chịu. Mùa đông lạnh giá, trong khi mùa hè có xu hướng ấm áp và nắng nhẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ sẽ giảm ở khu vực miền núi Đông Thụy Sỹ, và một số đèo núi phủ đầy tuyết và băng giá.
  • Vùng phía Tây (Bern, Fribourg, Geneva, Lausanne, Neuchâtel) Thời tiết tại cao nguyên phía Tây Thụy Sỹ cũng rất dễ chịu và ôn hòa: Nhiệt độ không quá 30ºC vào mùa hè, và hiếm khi thấp hơn -5ºC vào mùa đông. Trên dãy núi Jura, biên giới với Pháp, nhiệt độ chủ yếu thường khá lạnh.
  • Phía Nam (Lugano) Ở Ticino, người dân chủ yếu sử dụng tiếng Ý, vùng phía Nam của dãy Alps, với hơn 298 ngày nắng một năm và nhiệt độ trung bình hàng ngày trong tháng 7 là trên 26 ºC.
Các mùa được phân chia khá rõ ràng và mang những sắc thái đặc trung riêng.
  • Mùa xuân (tháng 3 – 5): cây cối ra hoa và đồng cỏ xanh trở nên xanh tươi, cả Thuỵ Sỹ khoác lên mình một màu xanh bao la bát ngát xen lẫn những khóm hoa dại. Mùa xuân ẩm và mát mẻ, tháng 4 nổi tiếng về sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên của các điều kiện thời tiết.
  • Mùa hè (tháng 6 – 8): Mùa hè ấm và khô với nhiệt độ tối đa lên tới 35°C (95°F). Nhiệt độ phụ thuộc chủ yếu vào độ cao, mức zero (0°C or 32°F) có thể có ở độ cao 4.000m trên mực nước biển.
  • Mùa thu (tháng 9 – 11): Mùa hoa quả chín, sau đó lá cây chuyển sang màu nâu và rụng xuống. Mùa thu thường khô, nhưng mát. Nhiệt độ sẽ hạ xuống nhiều vào tháng 9 hoặc 10. Đây có lẽ là mùa có màu đẹp nhất, rực rỡ và phong phú nhất với những thảm lá vàng và đỏ.
  • Mùa đông (tháng 12 – 3): Phong cảnh thay đổi hoàn toàn bởi tuyết trắng bao phủ khắp nơi. Mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ có thể xuống dưới 0°C ở khắp nơi trên đất Thụy Sỹ, đặc biệt vào ban đê
Dân số Thụy Sỹ là 7,9 triệu người (khoảng 21% là người nước ngoài). Do hoàn cảnh lịch sử, Thụy Sỹ có 4 cộng đồng dân tộc chính: Cộng đồng nói tiếng Đức chiếm 2/3 dân số, sống ở miền Đông (vùng Luzern, Zurich, Basel…), giáp Đức và Áo. Cộng đồng nói tiếng Pháp chiếm 1/3 dân số, sống chủ yếu ở phía Tây Thụy Sỹ (vùng Lausanne và Genève), giáp biên giới Pháp. Khoảng 10% dân số nói tiếng Ý và số còn lại khoảng 7% dân số nói tiếng Roman, sống tại miền Nam giáp Ý. Ngôn ngữ: Tiếng Đức (63,7 %); tiếng Pháp (20,4 %); tiếng Ý (6,5 %); các ngôn ngữ khác (9,4 %). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã (42 %); Tin lành (35 %); Đạo Hồi (4%). Đơn vị tiền tệ: Francs Thuỵ Sỹ (SFr/CHF) (CHF là ký hiệu ISO của đồng Franc Thụy Sỹ). GDP: 330 tỷ USD (2011). Liên bang Thụy Sỹ là quốc gia trung lập, có đường lối chính trị hòa bình và phát triển quan hệ với các nước dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Thụy Sỹ đã chính thức trở thành thành viên thứ 190 của Liên Hợp quốc ngày 10/9/2002. Đây là biểu hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trung lập truyền thống mà Thụy Sỹ đã theo đuổi từ nhiều năm nay. Thụy Sỹ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang, gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.
  • Cơ quan lập pháp: Quốc hội Thụy Sỹ theo chế độ lưỡng viện, gồm Hội đồng Nhà nước (Council of States) tương đương Thượng viện và Hội đồng quốc gia (National Council) tương đương Hạ viện.
  • Cơ quan hành pháp: Cơ quan hành pháp của Thụy Sỹ là Hội đồng Liên bang (Federal Council) với chức năng như Chính phủ, có nhiệm kỳ 4 năm.

Bình luận