TỔNG QUAN VỀ NHẬT VÀ DU HỌC NHẬT BẢN

TỔNG QUAN VỀ NHẬT VÀ DU HỌC NHẬT BẢN
Thứ sáu, 26.08.2016 10:03
I. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Cùng với bước tiến mới trong quan hệ hợp tác song phương Viêt Nam – Nhật Bản, Đất nước và con người Nhật Bản đã không còn là xa lạ tại Việt Nam. Và du học Nhật Bản trở nên có sức hút lớn với đông đảo học sinh, sinh viên Việt Nam không chỉ bởi sự phát triển như một siêu cường quốc về kinh tế mà hơn cả là chất lượng giáo dục mang tầm đẳng cấp quốc tế, nền văn hóa đa dạng phong phú kết hợp hài hòa giữ truyền thống và hiện đại cùng  môi trường sống sinh hoạt tuyệt đối an toàn,..
 
 
Theo thống kê của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật có 141.774 sinh viên nước ngoài đến học tập tại Nhật Bản trong năm 2010,  Tính đến thời điểm hiện tại đang có tổng cộng 3.597 sinh viên Việt học ở đất nước hoa anh đào. Số học sinh Việt Nam đứng thứ 4 tại Nhật sau  Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc và là nước có tỷ lệ du học sinh tăng nhiều nhất. Điều đó phản ánh một hướng đi mới trong các lựa chọn du học của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay. Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng sinh viên quốc tế tại nước này lên khoảng 300.000 sinh viên vào năm 2020, đồng thời hỗ trợ nguồn tài chính cho những trường đại học tiếp nhận sinh viên quốc tế.. Nhờ vậy, các du học sinh Việt Nam tại Nhật sẽ được ưu đãi, hỗ trợ rất nhiều về mọi mặt. Đây là cơ hội tốt cho những bạn đang có ý định du học Nhật Bản.
 
Chắp cánh ước mơ du học của học sinh, sinh viên Việt Nam.
 
II. Khái quát Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ ngay cả khi Nhật Bản là một đất nước có dân số già và nguồn tài nguyên khan hiếm, vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?
 
 
1. Điều kiện tự nhiên:
 Nhật Bản là một quần đảo gồm trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ;
Diện tích : 377.834km²
Dân số: 1268 triệu người
Thủ đô: Tokyo
Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
Tôn giáo: chủ yếu đạo Phật
Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.
 
      2. Địa lý, khí hậu:
Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; Hokkaido, Kyushu, Shikoku, Okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.
 
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. . Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập, sinh sống  và làm việc.
 
 
 
3. Khoa học, công nghệ:
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho Quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .
Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
 
 
 Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Đây là quốc gia sở hữu hơn nửa  số robot cho công nghiệp sản xuất trên Thế giới. 
Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Như Nissan, Honda, Toyota, Misubishi..
 
 
4. Văn hóa, con người Nhật Bản:
 
- Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật .Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
 
 
Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ, óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Mặc dù vậy, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn. 
 
Họ còn có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc, trang trí nhà cửa,đồ đạc hay  bài trí bữa cơm đều rất đẹp và hiện đại. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà trong cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc , người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định rõ rệt. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân như việc đào tạo có chế độ đãi ngộ tốt để thu hút nguồn nhân lực . Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, cần cù và có tính trách nhiệm cao, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín.
 
 
Càng ngày càng có nhiều người trên Thế Giới chọn Nhật Bản là nơi phát triển sự nghiệp, một đất nước với những con người dường như luôn đi đầu về mọi mặt thì việc học tập những con người ấy là hoàn toàn đúng đắn. PandaOSC tin rằng, với những ý định học tập nghiêm túc thì thành công đến với các bạn du học sinh là hoàn toàn có thể.
 
5. Hệ thống giáo dục Nhật Bản: 
HTGD Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, gồm 12 năm
Tuy nhiên, các cấp được chia như sau: 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.
• Mẫu giáo: (1 – 3 năm)
• Tiểu học: (6 năm, từ 6 – 12 tuổi)
• Trung học cơ sở: (3 năm, từ 13 – 15 tuổi)
• Trung học phổ thông: (3 năm)
• Cao đẳng kỹ thuật: (Từ 5 – 5,5 năm)
• Đại học ngắn hạn: (2 năm)
• Đại học chính quy: (4 năm)
• Trường dạy nghề: (1 năm trở lên)
• Trường trung cấp: (1 năm trở lên)
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950
 
III. Con đường học tập của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
1. Học tiếng Nhật:  1 năm 3 tháng đến 2 năm 
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm trước khi người học chính thức vào các chương trình Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho Du học sinh . Ngoài ra  tại  52 trường đại học dân lập và  11 trường đại học ngắn hạn  có Khoa Du học sinh ( Là khoa đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật ) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học. 
 
2. Học chuyên ngành: 2 đến 3 năm
Trong thời gian học tiếng, học sinh sẽ có những buổi định hướng với giáo viên, từ đó biết được nguyện vọng học sinh muốn học tiếp cái gì: cao học, đại học, nghề… Với nguyện vọng đó giáo viên sẽ sắp xếp lớp học phù hợp để học sinh đạt được nguyện vọng. Ví dụ nếu như học sinh muốn học tiếp lên Đại Học, thì Giáo viên sẽ xếp những học sinh có cùng nhu cầu vào một lớp, sau đó có giáo trình phù hợp với học sinh, về cả lộ trình học tiếng và các môn khác.
 
Các môn mà học sinh phải học để thi lên tiếp là Toán, lý, hóa, sinh, anh, xã hội học… tùy vào trường ngành/trường mà học sinh sẽ phải thi 2-3 môn trong số này. Do vậy phải có buổi định hướng để biết học sinh muốn vào đâu và tập trung ôn cho học sinh những môn đó
Một số trường nổi tiếng ở Nhật như: Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Osaka, Đại học Nagoya, Đại học Kobe, Đại học công nghiệp Tokyo, Đại học ngoại ngữ Tokyo….
 
2. Các ngành học mà Du học sinh nên chọn:
- Điện tử điện lạnh: Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam.
 
Nhận thấy Việt Nam là một thị trường đang bỏ ngỏ, nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào nhiều vùng tại Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại Việt Nam. Đây là mảnh đất màu mỡ cho những du học sinh đi du hoc Nhật Bản, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh. Ngành này đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là “hot” trong những năm trước.
 
- Công nghệ sinh học: 
 
Hiện nay, cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học.
 
Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, Nhật Bản tin rằng họ vẫn đang bị tụt lại phía sau trong các ngành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền…Nhận thức được tầm quan trọng, Nhật Bản đã dành nhiều ưu tiên cho nghành này khi thiết lập thêm nhiều viện nghiên cứu, hội đồng chiến lược…
 
Đây cũng là một ngành nghề tiềm năng, cần nhiều nguồn nhân lực, và là ngành mà nhiều du học sinh Việt Nam muốn theo học tại Nhật Bản.
- Công nghệ thông tin:
 
Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Họ đã từng bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học.
 
Công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong đời sống, giải trí và công việc của người Nhật, như một phần không thể thiếu của đại đa số người dân Nhật Bản, do đó rất được coi trọng, và được đầu tư nhiều.
 
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.
 
- Y tế: 
 
 
Dân số tại nhật ngày càng già đi, trong khi lực lượng lao động trong nước ngày một khan hiếm, nên các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già. Thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký vào các chuyên khoa y, điều dưỡng.
 
Đối với người già, thời tiết ở Nhật Bản vào mùa đông là rất lạnh, và khó chống đỡ, nên họ thường đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng tại những đất nước ấm áp khác. Việt Nam là địa điểm đáng tin cậy bởi khí hậu ở đây ôn hòa và an ninh tốt. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam.
 
4. Việc làm tại Nhật cho du học sinh Việt Nam:
Ngay khi các bạn sang đến Nhật Bản, nhập trường và làm các thủ tục giấy tờ cần thiết như: đăng ký nhập học, làm thủ tục nhận KTX và các đồ dung thiết yếu như đồng phục, chăn gối, làm quen trường và các khu vực gần trường như siêu thị, bưu điện, nhà ga……thì các bạn sẽ được Nhà trường giới thiệu việc làm thêm sau 1 – 2 tuần. Các bạn sẽ được lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và ý muốn của mình.
 
Các công việc mà du học sinh Việt Nam thường làm tại Nhật là:
Combini – Cửa hàng tiện lợi
Bạn cần nắm rõ tiếng Nhật để chào khách và tính tiền. Công việc này đòi hỏi bạn phải đứng tính tiền, bày sản phẩm, lau dọn cho cửa hàng luôn sạch sẽ,… Đây là công việc lương không cao (thường 780 yên/giờ) 
Phát báo
Đây là công việc vất vả, lương cao. Bạn có thể kiếm được 12 man ~ 14 man / tháng (120.000 ~ 140.000 yên / tháng). Tuy nhiên, bạn phải đi phát báo vào lúc 1 ~ 2 giờ sáng cho tới 5 ~ 7 giờ sáng vào mọi ngày trong tuần. Du học sinh thường có hội phát báo (hội du học sinh phát báo) riêng và nếu bạn có bạn bè trong đó giới thiệu thì bạn mới có thể vào đó được. Công việc này là cực kỳ vất vả vì bạn phải có mặt ở trường đi học vào lúc 9 giờ sáng và có thể ngủ bù lúc khác.
Siêu thị
Tính tiền ở siêu thị hoặc chế biến ở bên trong (làm thịt, cá,…). Nếu làm chế biến thì không cần trình độ tiếng Nhật cao.
Lập trình
Nếu bạn có khả năng lập trình vào giao tiếp tiếng Nhật thì đây là công việc mà bạn có thể kiếm vì Nhật hiện tại rất cần lập trình viên. Những người đi làm lập trình thường lương khá cao, từ 1000 yên ~ 2000 yên / giờ.
Rửa chén
Đây là việc lương thấp, nhưng lại không cần trình độ tiếng Nhật. Thích hợp cho bạn nào mới sang.
Phục vụ khách sạn
Nếu bạn sống ở vùng du lịch nghỉ dưỡng thì bạn có thể xin công việc làm phòng, phục vụ ăn uống,…
Nấu ăn
Ví dụ cửa hàng cơm hộp (bentou), quán mỳ raamen, quán ăn Nhật, các quán ăn bình dân như Yoshinoya, Matsuya,… Bạn không cần có nhiều kiến thức về nấu ăn nếu làm ở các quán được cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn và có công thức nấu như Matsuya, quán cơm hộp Saboten,… Còn ở các quán khác thì thường sẽ có người chỉ cho bạn. Nếu bạn muốn học cách nấu ăn ví dụ như mỳ raamen thì công việc này khá có ý nghĩa.
Cửa hàng ăn nhanh McDonald
Bạn có thể làm công việc đón khách, tính tiền (cần tiếng Nhật đủ tốt) hoặc chế biến bên trong.
Dạy tiếng Việt
Công việc  không thường xuyên, ví dụ 2 buổi/tuần, 6000 yên/buổi. Bạn sẽ phải kiếm thêm công việc khác cho đủ thu nhập. Ngoài ra, công việc này cũng không có nhiều.
Làm công nhân nhà máy
Ví dụ nhà máy chế biến đồ hộp (bỏ cá vào hộp), nhà máy làm cơm hộp,… 
Đặc điểm: Thường ở xa trung tâm và công việc đơn điệu, trả lương theo ngày. 
 

Bình luận