Tốt nghiệp cấp 3 nên chọn du học nghề Đức hay xuất khẩu lao động?

Tốt nghiệp cấp 3 nên chọn du học nghề Đức hay xuất khẩu lao động?

Sau khi tốt nghiệp xong cấp 3, hầu hết mọi người đều có một số lựa chọn cho tương lai như làm việc tại Việt Nam, du học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi không biết nên du học nghề Đức hay xuất khẩu lao động đi các nước Nhật, Hàn - một xu thế đã từng rất hot trước đây. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp khúc mắc này cho các bạn.  

1. Điều kiện để du học nghề và xuất khẩu lao động

Điều kiện để du học nghề hoặc xuất khẩu lao động còn tùy thuộc rất nhiều vào yêu cầu riêng của từng quốc gia. Cụ thể:

  • Về bằng cấp: Xuất khẩu lao động sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Đức,... sẽ chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp cấp 2. Tuy nhiên, để có thể du học nghề Đức bạn cần tốt nghiệp trung học phổ thông. Ngoài ra, bạn còn cần đảm bảo bản thân đạt được trình độ ngoại ngữ, cụ thể là bằng tiếng Đức B1.

  • Về sức khỏe: Cả xuất khẩu lao động và du học nghề Đức đều yêu cầu bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc một số bệnh truyền nhiễm. 

2. Một vài thông tin về xuất khẩu lao động nước ngoài và du học nghề 

Mục đích chính 

Mục tiêu chính của xuất khẩu lao động là cung cấp nguồn nhân lực Việt Nam cho bên đối tác nước ngoài. Thông thường các bạn xuất khẩu lao động chủ yếu sẽ làm việc và nhận lương định kỳ và không có bất kỳ hoạt động học tập nào khác. 

Khác với xuất khẩu lao động, du học nghề là hình thức vừa học lý thuyết trên trường, vừa đi làm và thực tập tại các môi trường quốc tế chuyên nghiệp. Bạn có cơ hội được trải nghiệm và có thêm nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, trong quá trình học tập và thực tập đó, bạn vẫn được nhận lương. 

Chi phí đầu tư 

Xuất khẩu lao động sang một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... sẽ tùy thuộc vào các đơn hàng mà hợp đồng sẽ được đánh giá là ngắn hạn hoặc dài hạn.  Trung bình, khoảng thời gian xuất khẩu lao động đi các nước sẽ kéo dài từ 1 đến 5 năm. 

Chi phí cho xuất khẩu lao động sẽ tùy thuộc vào hợp đồng của bạn và dao động từ 70-150 triệu đồng. 

Chi phí để du học nghề cao hơn xuất khẩu lao động. Mức chi phí để du học nghề vào khoảng từ 150-300 triệu đồng. 

Riêng với chương trình du học nghề Đức, bạn sẽ chỉ phải bỏ ra từ 180 đến 220 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn sẽ được miễn phí 100% tiền học phí cùng nhận được các khoản lương trợ cấp. Khoản tiền này giống như tiền lương khi các bạn đi học và thực tập.  

Bằng cấp 

Nếu bạn lựa chọn xuất khẩu lao động, sau khi hoàn thành hợp đồng, bạn sẽ có được trong tay một khoản tiền mà bạn đã tiết kiệm. Tuy nhiên, sau khi về nước, bạn sẽ không có bằng cấp hoặc bất kỳ giấy chứng nhận kỹ năng làm việc nào. 

Ngược lại, khi bạn đi du học nghề nước ngoài, bạn sẽ có một tấm bằng chứng nhận. Hiện tại, ngành điều dưỡng là ngành nghề đang được ưa chuộng cho du học nghề Đức. Sau 3 năm học tập và làm việc tại Đức, bạn sẽ nhận được bằng điều dưỡng giá trị quốc tế. Bạn hoàn toàn có khả năng xin việc tại nhiều công ty khác nhau tại Đức với tấm bằng và kinh nghiệm quý giá đã được tích lũy trong những năm bạn làm việc tại Đức.

Cơ hội thăng tiến 

Về cơ hội thăng tiến, chắc chắn du học nghề sẽ có lợi thế hơn. Các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ để chứng minh năng lực của bạn.

Để thăng tiến đến các vị trí như quản lý, giám đốc, bạn cần học thêm các chứng chỉ cao hơn như đại học, sau đại học. Trong trường hợp này, những bạn lựa chọn du học nghề chắc chắn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều. 

Cơ hội định cư 

Sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu lao động, các bạn sẽ phải trở về Việt Nam. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc tại Đức thì bạn chỉ có thể tìm một đơn hàng lao động mới. Lúc này bạn sẽ thuộc vào nhóm lao động chân tay nên rất khó để được định cư lại. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hôn cùng người bản xứ và làm việc đạt đủ số năm chính phủ yêu cầu để xin định cư tại Đức. 

Nếu bạn chọn du học nghề Đức, sau 5 năm học tập và làm việc, bạn cần đảm bảo đóng đầy đủ thuế và bảo hiểm theo quy định của chính phủ. Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu, bạn được phép xin thẻ xanh để lưu trú vĩnh viễn tại Đức. 

>>> Xem thêm bài viết: 

Trên đây là một số thông tin về du học nghề Đức và xuất khẩu lao động Đức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em có được lựa chọn phù hợp cho tương lai của mình!

Bình luận